2020-2023: Việt Nam có gần 300.000 ca tử vong do đề kháng kháng sinh

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ năm 2020-2023 Việt Nam có 296.681 ca tử vong do đề kháng kháng sinh. Số liệu này cho thấy sự cấp thiết của việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề này.

Thông tin được đưa ra tại buổi họp báo công bố khởi động Chương trình Cộng đồng về Phòng, chống kháng kháng sinh (AMR), diễn ra ngày 22/11 vừa qua tại Hà Nội.

Chương trình do Sandoz - một trong những công ty hàng đầu thế giới về thuốc tên gốc và thuốc sinh học tương tự - khởi xướng, để hưởng ứng Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023 – 2030 theo Quyết định 1121/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm kêu gọi người dân cùng hành động phòng, chống tình trạng kháng thuốc kháng sinh để bảo vệ con người, xã hội và các thế hệ tương lai của đất nước.

2020-2023: Việt Nam có 269.681 ca tử vong do đề kháng kháng sinh
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với thông điệp của chương trình

Với chủ đề “Kháng sinh đúng liều – Đủ yêu tổ ấm”, chương trình cộng đồng này nhằm mục tiêu giải quyết mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu với tác động đáng kể tại Việt Nam, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân và sự phát triển y tế bền vững của quốc gia. Chương trình được triển khai trong thời gian 5 năm (từ ngày 1/11/2024 đến ngày 31/12/2028), tập trung phổ biến thông tin và giáo dục cộng đồng rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức về sử dụng kháng sinh có trách nhiệm.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ năm 2020-2023 Việt Nam có 296.681 ca tử vong do đề kháng kháng sinh. Theo phân tích, tỷ lệ kháng kháng sinh tại Việt Nam ở mức cao do nhiều yếu tố như lạm dụng và sử dụng kháng sinh quá mức, bán thuốc kháng sinh không có đơn thuốc của bác sỹ, và chỉ định sử dụng kháng sinh chưa phù hợp...

Tình trạng kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam gây ra nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, khiến các bệnh truyền nhiễm trở nên khó điều trị hơn, tăng tỷ lệ tử vong, và chi phí y tế tăng cao. AMR cũng gây nguy hiểm cho nhiều tiến bộ y học như phẫu thuật và điều trị ung thư, ảnh hưởng an ninh lương thực, và tác động đến năng suất nông nghiệp thiết yếu của quốc gia. Về mặt kinh tế, AMR có thể cản trở đáng kể tăng trưởng GDP và gây tác động không tương xứng lên các cộng đồng dân cư nông thôn và thu nhập thấp, khiến tình trạng mất cân đối về y tế ngày càng gia tăng. Thêm vào đó, ô nhiễm môi trường do dư lượng kháng sinh trong nguồn nước làm tình trạng AMR xấu hơn, ảnh hưởng đến cả hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng trên khắp Việt Nam.

2020-2023: Việt Nam có 269.681 ca tử vong do đề kháng kháng sinh
Ông Charaf Eddine Kadri, Tổng Giám đốc Sandoz Việt Nam

Ông Charaf Eddine Kadri - Tổng Giám đốc Sandoz Việt Nam - cho biết: "Bằng cách phối hợp với các cơ quan y tế và tận dụng nhiều kênh truyền thông đa dạng, Sandoz mong muốn trao quyền cho các gia đình Việt Nam góp phần kiến tạo một tương lai khỏe mạnh hơn thông qua việc sử dụng kháng sinh có trách nhiệm và từ đó tạo ra một tác động thực sự cho dự phòng kháng kháng sinh trên khắp Việt Nam".

Trong năm 2024, Sandoz dự kiến sẽ triển khai một chuỗi hoạt động giáo dục quy mô lớn. Các đoạn video nhằm gia tăng nhận thức của cộng đồng về AMR sẽ được trình chiếu trên các màn hình ngoài trời có vị trí dễ thấy, nơi đông đúc, đồng thời Sandoz cũng xây dựng và phát triển một trang web về chuyên đề kháng kháng sinh, cung cấp thông tin chuyên sâu, các bài viết, lược đồ thông tin và video giải thích AMR một cách thu hút, truy cập dễ dàng.

Công ty cũng sẽ phối hợp với Bệnh viện Nhi Đồng 2 và Bệnh viện Nhi Trung Ương trong Tuần lễ nhận thức về Kháng kháng sinh để thiết kế các gian hàng cung cấp thông tin tại Bệnh viện, giúp cho người bệnh và thân nhân hiểu về tầm quan trọng của việc sử dụng kháng sinh có trách nhiệm.

Có thể bạn quan tâm